TỔNG KẾT VỀ CHƯƠNG I - MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI



I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học

1. Khái lược về triết học

- Khái niệm:

+ Ở Trung Quốc, chữ triết () có nghĩa là trí, đã có từ rất sớm, và ngày nay, chữ triết học (哲學)


Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar'sana (triết học) nghĩa gốc là chiêm ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.


Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” như đang được sử dụng phổ biến hiện nay, cũng như trong tất cả các hệ thống nhà trường, chính là φιλοσοφία (tiếng Hy Lạp; được sử dụng nghĩa gốc sang các ngôn ngữ khác: Philosophy, philosophie, философия). Triết học, Philo- sophia, xuất hiện ở Hy Lạp Cổ đại, với nghĩa là yêu mến sự thông thái.


- Đối tượng:

+ Đối tượng phản ánh của triết học là thế giới và con người.

+ Triết học trên cơ sở các khái niệm và phạm trù chung nhất, xác định các khía cạnh bản chất của thế giới, các quy luật phát triển và vận hành của nó.

+ Tính đa chiều của triết học, tính phổ quát của các phạm trù và khái niệm được bộc lộ thông qua việc phân tích mối quan hệ của nó với cáac lĩnh vực phát triển tinh thần quan trọng như nghệ thuật, tôn giáo và khoa học.

- Chức năng:

+ Chức năng bản thể học
+ Chức năng TGQ
+ Chức năng triết học
+ Chức năng lý luận - tư tưởng
+ Chức năng phản biện
+ Chức năng tiên đề
+ Chức năng xã hội
+ Chức năng giáo dục
+ Chức năng dự báo

2. Các vấn đề cơ bản của triết học


- Có hai mặt:

+ Mặt thứ nhất: Bản thể luận

Trả lời cho câu hỏi: “ Vật chất hay ý thức, giới tự nhiên hay tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?”

Một số ý kiến về triết học cho rằng yếu tố vật chất xuất hiện trước và ý thức xuất hiện sau cho nên đã hình thành một khái niệm riêng về chủ nghĩa duy vật

Tuy nhiên, những ý kiến khác lại cho rằng yếu tố ý thức xuất hiện trước và vật chất ra đời sau. Vì vậy mà đã hình thành nên những khái niệm về chủ nghĩa duy tâm.

+ Mặt thứ hai: Nhận thức luận

Trả lời cho câu hỏi: “Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?

+ Những người thiên về chủ nghĩa duy vật thì cho rằng con người có thể nhận thức được về thế giới xung quanh và sự nhận thức này phản ánh lại một cách khách quan về thế giới vào trong suy nghĩ của con người.

 + Những người thiên về chủ nghĩa duy tâm cũng cho rằng con người có thể nhận thức về thế giới. Tuy nhiên, sự nhận thức này là khả năng tự nhận thức của con người và nó có giới hạn.

3. Biện chứng và siêu hình

- Biện chứng (từ tiếng Hy Lạp. Biện chứng) có nghĩa là nghệ thuật tiến hành một cuộc trò chuyện, lập luận (Socrates).

- Gồm: Phương pháp Biện chứng và phương pháp siêu hình

- Quan điểm biện chứng luôn xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau và trong trạng thái vận động, biến đổi, phát triển không ngừng với tư duy mềm dẻo, linh hoạt

- Quan điểm siêu hình là quan điểm luôn xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, ngưng đọng, tĩnh tại với tư duy cứng nhắc

II. Triết học Mác-Lênin và vai trò của Triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội 

1. Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác-Lênin

- Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của Triết học Mác

- Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1841 - 1844)

- Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lí luận triết học (1848 - 1895)

- Giai đoạn Lênin trong sự phát triển Triết học Mác

- Sự hình thành giai đoạn Lênin trong triết học Mác gắn liền với các sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Đó là sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa đế quốc.

- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những phát minh lớn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý học) được thực hiện đã làm đảo lộn quan niệm về thế giới của vật lý học cổ điển.


2. Đối tượng và chức năng của Triết học Mác-Lênin

- Khái niệm triết học Mác – Lênin
Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.

- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Chức năng:

+ Chức năng thế giới quan.

+ Chức năng phương pháp luận.



3. Vai trò của Triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

*Các sơ đồ đẹp bên trên được làm bới Nhóm trưởng nhóm 4 - Lê Hoàng Tín đẹp trai*


TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 


👉 Về kiến thức: 

Sau khi học xong chương I theo cách dạy khá mới mẻ và sáng tạo, cô giảng viên khái lược về nội dung kiến thức sẽ được học trong môn học này về cơ bản mình đã phần nào nắm rõ được cấu trúc nội dung môn học nói chung và kiến thức của chương I nói riêng. Tuy nhiên, triết học là một phạm trù lớn nên mình cần phải tìm hiểu thêm nhiều nội dung liên quan khác.

👉 Về kỹ năng: 

Kỹ năng quan trọng nhất sau khi mình đúc kết được đó là Làm việc nhóm. Đây thực sự là một kỹ năng cần thiết và buộc phải có để tạo ra môi trương học tập, làm việc chuyên nghiệp. Những tư duy mới mẻ và cách phân bổ công việc cho từng thành viên trong nhóm của các bạn đã giúp cho mình học hỏi được rất nhiều.
   

Cám ơn các bạn đã theo dõi  ❤

                

0 Nhận xét