I) Sơ
lược về chủ nghĩa duy tâm
Chủ
nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định
rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức . Là một cách
tiếp cận tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập
với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không
phải nhị nguyên hay đa nguyên.
Chủ
nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn
tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực
của chủ thể không quy định
Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi cơ sở của
hết thảy mọi sự vật tồn tại, cái bản chất sâu sắc nhất của thế giới là những
nguyên lý "khách quan", tồn tại độc lập với con người, có trước tự
nhiên và có trước loài người, luôn luôn vận động và biến đổi được gọi là
"ý niệm tuyệt đối", "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế
giới".
II) Chủ nghĩa duy tâm thời cổ điển Đức
Hoàn cảnh ra đời:
Vào thế kỷ XVIII, cả châu Âu đang sôi sục trong những
ngày của thời kỳ Khai sáng. Lúc này, giai cấp tư sản đang có những thắng thế nhất định
trước giai cấp phong kiến. Ở Anh, cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ với tốc độ đáng kinh ngạc. Ở Pháp, cuộc Cách mạng tư sản năm
1789 nổ ra, báo hiệu hồi chuông khai tử của giai cấp phong
kiến. Thế những, khác với hai ông lớn của châu Âu lúc đó, nước Đức vẫn còn duy trì chế độ phong kiến.
Nước Đức của thế kỷ XVIII vẫn bị chia rẽ thành nhiều vương quốc khác nhau, tổng cộng
là 360 chính quyền như thế. Rõ ràng nếu so sánh thì nước Đức lúc đó còn xa mới
bắt kịp hai ông lớn kia
Friedrich Engels đã coi thời kỳ này là
"thời kỳ nhục nhã về mặt chính trị và xã hội".
Thậm chí, ông còn nói rằng:
‘’
Mọi thứ đều nát bét và lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn
tới một tia hy vọng chuyển biến tốt lên. Vì dân tộc, thậm chí không còn đủ sức
vứt bỏ cái thây ma rữa nát của một chế độ đã chết rồi ’’
Nhưng, cũng theo Engels,
đây là thời kỳ nở rộ nhiều nhân tài, những người luôn phê phán sự thối nát của
chế độ phong kiến đương thời. Đó là một thời kỳ đầy tự hào trong lịch sử văn học, tư tưởng của
Đức. Và như thế một trào lưu triết học đã ra đời, triết học cổ điển Đức
III) Các trường phái triết học tiêu biểu:
Immanuel
Kant (1724-1804)
Ông được cho là một trong những nhà triết
học có ảnh hưởng nhất từ trước đến nay
Nét nổi bật trong triết học của Kant là
đã trình bày những quan niệm biện chứng của mình về giới tự nhiên
Trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên phổ
thông và lý thuyết bầu trời”, ông đã nêu giả thuyết có giá trị về sự hình thành
của vũ trụ bằng các cơn lốc và kết tụ của các khối tinh vân
Kant cũng đưa ra một luận đề sau này được
khoa học chứng minh về ảnh hưởng lên xuống của thuỷ triều do lực hấp dẫn giữa
trái đất và mặt trăng gây ra đã ảnh hưởng tới trái đất, làm cho vòng xoay của
trái đất quanh trục của nó mỗi ngày một chậm lại
Ăngghen đã đánh giá những phỏng đoán của Kant là sự công phá vào quan điểm siêu hình (kể cả trong triết học và khoa học).
Georg
Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831)
Hegel nhà biện chứng, đồng thời là nhà
triết học duy tâm khách quan
Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt
nhân hợp lý, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết
học duy tâm của ông phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên
trong, vốn có của sự phát triển của tự nhiên và xã hội.
Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới
không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính
phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo
của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn.
“Ý niệm tuyệt đối”, theo nhận xét của
Lênin, chỉ là một cách nói theo đường vòng, một cách nói khác về Thượng đế mà
thôi.
Hegel đã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng.
Ludwig
Andreas Feuerbach (1804-1872)
Ông là nhà triết học người Đức và là một
trong những nhà triết học lớn của triết học cổ điển Đức. Ông là học trò của
Hegel và từng tham gia vào phái Hegel trẻ, mặc dù có chịu ảnh hưởng của Hegel
nhưng những tư tưởng của ông khác hoàn toàn so với Hegel.
Thứ nhất, về thế giới quan, ông là nhà
triết học của duy vật, còn Hegel lại theo thuyết duy tâm. Theo Feuerbach, bản
chất của thế giới là vật chất, giới tự nhiên không hề phụ thuộc vào con người,
nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, không do một ai sáng tạo ra và không ai
có thể tiêu diệt được.
Còn về phương pháp luận, Feuerbach lại
theo quan điểm của siêu hình, còn Hegel lại là nhà biện chứng. Feuerbach cho rằng
sự thay đổi của lịch sử loài người chỉ là sự khác nhau về tôn giáo. Ông đã tuyệt
đối hóa mọi mặt sinh học của con người, không thấy mặt xã hội của con người.
Còn Hegel lại bày tỏ sự phát triển của lịch sử là sự vận động không ngừng.
Về thế giới quan, rõ ràng Feuerbach tiến bộ hơn người thầy của mình nhưng về phương pháp luận, Feuerbach còn có chỗ cần phải xem lại. Chính nhờ hai nhà triết học lớn này, Marx đã sáng tao ra học thuyết Marx nổi tiếng. Ông đã rút ra từ các nhà triết học cổ điển Đức trên những điểm tiến bộ về tư tưởng để sáng tạo ra học thuyết quan trọng, góp phần thúc đẩy phong trào công nhân. Đó là học thuyết duy vật biện chứng, một tinh hoa của triết học thế giới.
III.
Kết luận
Về
thành tựu:
- Điều
quan trọng nhất mà triết học cổ điển Đức làm được đó là tạo nên những yếu tố của
chủ nghĩa Marx-Lenin. Rõ ràng nhất đó là phương pháp luận biện chứng của Hegel
và thế giới quan duy vật của Feuerbach.
- Triết học cổ điển Đức đã mang lại cái nhìn mới về thực tiễn xã hội và lịch sử nhân loại. Các nhà triết học thuộc trào lưu này đã đánh giá rằng con người là nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học. Đây là sự kế tục lớn tư tưởng triết học cổ đại và triết học Phục hung
Về
hạn chế:
- Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học
cổ điển Đức đó là họ đã không giải quyết mâu thuẫn giữa sự tiến bộ về tư tưởng
triết học và sự bảo thủ về lập trường chính trị. Không giống như các nhà triết
học Pháp cùng thời, các nhà triết học Đức này không dám đấu tranh mạnh mẽ,
không có những cuộc cải cách quan trọng. Tuy có tư tưởng lật đổ Nhà nước đương
thời và giáo hội, nhưng họ lại không công khai.
- Thêm vào đó, các nhà triết học cổ điển
Đức, hầu hết trong số họ, đều theo chủ nghĩa duy tâm. Họ cho rằng không thể giải
thích thế giới nếu không có điều đó. Bản chất của vật tự thể, khái niệm triết học
của Kant, là một sự duy tâm. Trong khi đó, Hegel giải thích buổi sơ khai của vũ
trụ là cái gì đó rất thần bí. Đây là vỏ bọc vững chắc cho nền triết học Đức thời
kỳ này
- Một hạn chế nữa của triết học Đức thời
kỳ này, đó là xây dựng một nền triết học trừu tượng. Tư tưởng của họ không đi
vào thực tiễn, họ chỉ đấu tranh về mặt tư tưởng chứ không hề đả động trực tiếp
tời các thế lực nắm quyền tại Đức lúc đó. Vì tất cả những điều trên, các nhà
triết học này đã làm cho nước Đức có những bước đi ì ạch để phát triển.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi 💗
0 Nhận xét