1. Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất:
a. Khái niệm sản xuất:
+ Sản xuất là hoạt động đặc
trưng riêng có của con người và xã hội loài người. Đó là hoạt động có mục đích
và không ngừng sáng tạo của con người.
+ Sản xuất vật chất – nền
tảng của xã hội.
+ Sự sản xuất xã hội bao
gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất bản than con người.
Trong sản xuất xã hội, sản xuất vật chất giữ vai trò nền tảng. Sản xuất vật
chất là quá trình lao động của con người.
b. Vai trò của sản xuất vật chất thể
hiện ở những điểm sau:
+ Lao động sản xuất vật
chất là một trong những nguồn gốc dẫn đến sự xuất hiện của loài người.
+ Hoạt động sản xuất vật
chất là nguồn gốc của mọi cái thỏa mãn nhu cầu phong phú của con người, tạo ra
tư liệu sinh hoạt nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của từng cá thể con
người nói riêng, của con người nói chung.
+ Con người thông qua việc
sản xuất ra của cải vật chất đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất
và tinh thần của xã hội với tất cả tính phong phú và phức tạp của nó. Nói cách
khác, trong quá trình sản xuất vật chất, con người đã tạo ra và biến đổi các
quan hệ xã hội cũng như bản thân con người.
+ Xã hội tồn tại và phát
triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất. Do vậy, lịch sử của xã hội trước
hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất.
2. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
a. Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ
những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động và thực hiện của chúng
hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
- Các yếu tố cấu thành:
+
QHSX tàn dư.
+
QHSX thống trị.
+
QHSX mầm móng.
b. Kiến trúc thượng tầng (KTTT): toàn bộ những
tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội.
- Gồm:
+
Các hình thái tư tưởng xã hội.
+
Các thiết chế xã hội tương ứng.
c. Mối quan hệ biện chứng giữa Cơ sở hạ
tầng và Kiến trúc thượng tầng:
- CSHT quyết định KTtT:
+ CSHT như thế nào thì KTTT phải như thế ấy để đảm bảo sự tương ứng.
+ Khi CSHT thay đổi thì đòi hỏi KTTT cũng thay đổi theo để đảm bảo sự
tương ứng.
- KTTT tác động trở lại CSHT
+ KTTT ra sức bảo vệ CSHT đã sinh ra nó. Một KTTT là tiến bộ khi nó bảo
vệ CSHT tiến bộ; ngược lại, một KTTT là bảo thủ, phản khoa học, thậm chí phản
động khi bảo vệ CSHT phản tiến bộ.
+ Nếu KTTT tiên tiến, tác động cùng chiều với sự vận động của QL kinh tế
khách quan sẽ thúc đẩy CSHT phát triển; Ngược lại, nếu KTTT bảo thủ, lạc hậu,
tác động ngược chiều với QL kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển của
CSHT.
3. Phạm trù hình thái kinh tế xã hội: một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp Với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và kiến trúc tượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy.
Hình thái kinh tế xã
hội là một chỉnh thể bao gồm các mặt cơ bản là LLSX; QHSX và Kiến trúc thượng
tầng dựng trên những QHSX nhất định.
4. Giai cấp và dân tộc:
a. Giai cấp
- Giai cấp là những tập đoàn người có
địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định.
+ Có
quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất.
+ Có
vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xã hội.
+ Có
sự khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập của cải xã hội.
- Kết cấu giai cấp:
+
Cơ bản.
+
Không cơ bản.
+
Tầng lớp và nhóm xã hội.
b. Dân tộc
- Đặc trưng của dân tộc
- Lãnh thổ
- Ngôn ngữ
- Văn hóa, tâm lý và tính cách
- Nhà nước và pháp luật
- Kinh tế
c. Mối qua hệ giai cấp – dân tộc – nhân
loại
Giai cấp, dân tộc và
nhân loại là có mối quan hệ lẫn nhau, tồn tại và phát triển không tách rời
nhau.
Lợi ích nhân loại
không tách rời lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp.
5. Nhà nước
- Khái niệm: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện
của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào
và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa
được, thì nhà nước xuất hiện.
- Nguồn gốc ra đời của của Nhà
nước:
+
Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa
tương đối của cái xã hội chế độ tự hữu.
+
Nguyên nhân trực tiếp: mâu thuẫn giai cấp gay gắt không thể giải quyết.
6. Ý thức xã hội
Tồn tại xã hội : là toàn bộ sinh hoạt vật chất và
những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân
số và phương thức sản xuất. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là PTSX.
Ý thức xã hội : Đời sống tinh thần của xã hội và Phản ánh tồn tại xã hội.
7. Triết học về con người
Khái niệm
Thứ nhất, con người
là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới nhiên
Thứ hai, con người là
một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân thể vô
cơ của con người”
Bản chất của con người
CNDT: Bản chất của con người do lực lượng
siêu tự nhiên chi phối như “ý niệm”, “thượng đế”…
CNDVSH: giải thích một cách phiến diện, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên hoặc mặt XH của con người...
TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 3
Về kiến
thức:
Cơ bản
thì mình đã nắm được kiến thức của chương, đây là chương học có thể nói là gần
gũi với cuộc sống, con người. Nhưng để vận dụng kiến thức đã được học vào thực
tế như thế nào thì mình cần phải tìm hiểu thêm nữa.
Về kỹ
năng:
- Trao dồi kỹ năng viết Eportfolio
- Được review và tìm hiểu về sách, phim và
đây là một khía cạnh mới nên vẫn còn nhiều hạn chế.
Cám ơn các bạn đã theo dõi ❤
0 Nhận xét